Tây Bắc – Xứ sở điệu múa xòe hoa
Xứ sở hoa ban Tây Bắc là một miền núi
cao hiểm trở với các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây
là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nguy cơ tai biến môi
trường cao nhưng đây lại là nơi có địa chính trị vô cùng quan trọng.
Nhưng trái lại, Tây Bắc mang một màu sắc văn hóa riêng biệt và độc
đáo, kết hợp bởi nhiều dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ.
Tây Bắc là vùng tập trung nhiều ngọn
núi cao nhất nhì nước ta. Trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài 180km,
rộng 30km, cao hơn 1500m; các đỉnh cao nhất như Phanxipăng (3142m), Yam
Phình (3096m), Pu Luông (2983m)…
Các dân tộc sinh
sống ở vùng núi Tây Bắc có thể kể đến như: H’Mông, Thái, Dao, Hoa,
Mường, Tày, Khơmu, Kinh… Mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa
riêng. Cư dân Tây Bắc vốn là một bộ phận của nền văn hóa Đông Sơn với
trống đồng và các công cụ bằng đồng, những thứ ngày nay đã trở nên
thiêng liêng, chỉ dùng trong các dịp lễ nghi thờ cúng tổ tiên. Tất cả
những nét đặc trưng của nền văn hóa Đông Sơn như trống đồng, nhạc cụ
tre nứa, thuyền độc mộc, tục xăm mình đều phảng phất những gì được
sách chữ Hán hay các truyền thuyết nói về xứ sở các vua Hùng.
Ngày nay, văn hóa dân
tộc Thái nổi lên như một biểu tượng đại diện cho văn hóa vùng Tây
Bắc.
Văn hóa đời thường
Những ngôi nhà sàn đậm
nét Tây Bắc
Những ngôi nhà sàn
ẩn hiện bên những cây xoài, rặng chuối. Nhà sàn người Thái có mái
đầu hồi khum khum hình cái mai rùa, trên đỉnh đầu hồi có hai vật
dùng để trang trí, gọi là “sừng cuộn” (khau cút) bởi vì đầu phía
trên nó thường được làm theo hinh trôn ốc, giống ngọn rau đớn (phắc
cút) – một loại rau rừng rất được cư dân ưa chuộng. Văn hóa nông
nghiệp Thái nổi tiếng bởi hệ thống tưới tiêu. Do chủ động tưới tiêu
nên họ nuôi cá ngay trong mực nước ở ruộng lúa. Gặt lúa xong là có
thể tháo nước bắt cá. Cá nuôi trong ruộng lúa vừa ăn sâu bọ, vừa
sục bùn tốt cho lúa. Bởi vậy, món dâng cúng trong lễ cơm mới lúc
nào cũng có cá nướng và xôi. Món cá là biểu hiện của lòng hiếu
khách.
Tín ngưỡng
Tín ngưỡng “mọi vật
đều có linh hồn” hiện diện ở hầu hết các dân tộc trong vùng. Có đủ
loại “linh hồn” và các loại thần sông, thần núi, suối khe, đá, cây
cối, súc vật, sấm chớp, mưa gió… Thậm chí các bộ phận trên cơ thể
người cũng có hồn. Bởi mọi vật đều có hồn nên phải cư xử với
chúng như đối với con người. Bằng cách đó, đồng bào Tây Bắc thiết
lập được mối quan hệ giữa mọi vật và tổ tiên, đặt con người trong
tổng hòa không gian và thời gian, tạo nên sự tổng hòa trong tâm thức.
Văn hóa nghệ thuật
Lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của đồng bào Tây Bắc. Mỗi dân
tộc đều có một kho vốn từ sáng tác giàu có, đủ thể loại từ tục
ngữ, ca dao, giao duyên cho đến lời bùa chú, lời khấn, áng văn trong
lễ tang, lễ hội, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện
cười…
Có thể xem nghệ
thuật múa của các dân tộc là nét đặc trưng riêng của người Tây Bắc.
Nếu như “Xòe” là đặc sản của nghệ thuật múa Thái thì múa khèn, đá
châm là độc quyền của người H’Mông. Người Khơmú và Xinhmun sở hữu
điệu múa lắc mông, lượn eo; người Laha là điệu Tăng bu (dỗ ống). Và
đến dân tộc Mường thì được xem múa bông. Riêng với điệu múa Xạp, dân
tộc nào trong vùng cũng có (trừ người H’Mông), mỗi nơi một vẻ riêng.
Âm nhạc cũng đóng
vai trò không kém quan trọng trong đời sống tinh thần của những người
dân nơi đây. Họ niềm yêu thích với hệ nhạc cụ hơi với lưỡi gà bằng
tre, bằng đồng hoặc bằng bạc, có thể kể đến vài chục loại hình
nhạc cụ. Một số nhạc cụ tiêu biểu như khèn bè Thái, Pí gặp, Tàu
thái, sáo, chưn may Khơmú, đống ôi Mường…
Nét độc đáo nữa
trong văn hóa Tây Bắc là trang phục. Người dân có sở thích trang trí
trang phục, gối chăn, đồ dùng với gam màu nóng; sử dụng rất nhiều
màu đỏ, xen lẫn vàng tươi, vàng rơm, vàng đất, rồi da cam, tím và
xanh da trời tươi. Phải chăng giữa bạt ngàn màu xanh của rừng núi,
những gam màu nóng ấm ánh lên sự hiện diện của con người? Còn các
họa tiết, cách phối màu, bố cục của trang trí thì muôn hình vạn
trạng, chẳng hạn như một chiếc khăn piêu Thái, một bộ trang phục H’Mông,
Dao đỏ, Lô Lô, một điểm màn Kháng, một mặt chăn Mường cũng đủ tạo
nên một chuyên khảo.
Nụ cười duyên dáng của
người dân tộc ở vùng Tây Bắc
Cả vùng Tây Bắc có
những nét tương đồng về mặt văn hóa, nhưng những nét chung ấy không
làm mờ đi tính riêng biệt của văn hóa dân tộc mà còn là sợi chỉ
gắn kết các dân tộc chung sống hòa thuận cùng nhau giữa miền núi non
muôn trùng này.