11 MÓN NGON VÙNG MIỀN VÀ PHƯỢT THỦ NÊN ĂN QUA 1 LẦN




1. BÁNH TRÁNG NƯỚNG ĐÀ LẠT:

- Được mệnh danh là Piza Đà Lạt, Nếu bạn bỏ qua món bánh tráng nướng, xem như chưa biết đến Đà Lạt. Bên trên có bò khô, xúc xích, phô mai con bò béo béo và lớp trứng gà mỡ hành. Mùi vị bánh giòn giòn, béo béo của phô mai và mùi thơm từ thịt khô bò. Thưởng thức món này khi đêm về, lúc tiết trời lành lạnh thì không còn gì hấp dẫn bằng.
Ảnh ST
2. DÔNG NƯỚNG PHAN THIẾT:

- Ai đi du lịch Phan Thiết ngày nay mà chưa thử qua món dông đất nướng Phan Thiết, thì quả là một điều rất đáng tiếc. Con dông đất là một loại bò sát giống thằn lằn nhưng dài mình hơn và thịt dông có vị ngon khá đặc biệt. Dông mặc dù có quanh năm, song lại sinh sôi và phát triển nhất vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 âm lịch khi mùa mưa đến. Dông thường sống ở các vùng đất cát ven biển và chạy rất nhanh nên mới có cái tên là dông thú vị như thế. Những món ăn chế biến từ dông có rất nhiều, có thể nấu cháo, rô ti, hấp, làm chả, làm gỏi… nhưng ngon nhất và được thực khách chuộng nhất vẫn là dông nướng.

Ảnh albethto
3. BÁNH TRÁNG ME TÂY NINH:

 - Bánh tráng me không quá đơn giản như chiếc bánh tráng muối ớt cay xé lưỡi hay quá lộn xộn như món bánh tráng trộn, vốn luôn được gia giảm nguyên liệu rất… tùy hứng của các lò bánh, cái vị chua của nước me chín, vị cay xé của ớt, vị béo giòn của đậu phộng rang tạo nên một hương vị quyến rũ, khó quên. 

Ảnh ST
4.  CƠM TẤM SÀI GÒN:


 - Cơm tấm là món ăn bình dị nhưng nổi tiếng của đất Sài Gòn với nhiều nguyên liệu ăn kèm hấp dẫn như: Sườn, phá lấu, chả, nem… khiến thực khách khó có thể bỏ qua khi đến nơi này.
Ảnh Mymycat.
5. GÀ QUÂY XÔI PHÒNG BÌNH DƯƠNG:

 - Ở Bình Dương, món gà quay được ăn kèm với xôi phồng. Xôi có nhiều loại: Xôi đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, xôi gấc, xôi cúc. Một đĩa xôi phồng tròn to chiên vàng đều đặn đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm, béo, ai trông thấy cũng muốn ăn. Ai có dịp qua Bình Dương đều không thể bỏ qua món ăn đặc sản này.
Ảnh ST
6. GỎI SẦU ĐÂU CHÂU ĐỐC - AN GIANG

 - Món ăn là sự pha trộn giữa vị đắng của lá sầu đâu, cái mằn mặn của khô cá sặt, vị chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau rất hấp dẫn
Ảnh ST
7. GỎI BA KHÍA BẠC LIÊU

 - Ba khía là một loại cua theo cách gọi của người Việt (món ăn này có nguồn gốc từ dân tộc Khmer). Trước khi dùng, ba khía có thể được nêm một số gia vị như đường, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó. Người ta xé nhỏ ba khía rồi trộn đều gia vị, để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm là ăn được.
Ảnh ST
8. BÚN NƯỚC LÈO SÓC TRĂNG

 - Làm từ mắm bò hóc, heo thơm quay giòn, ngọt dai của Tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê, kết hợp với mùi vị thơm ngon của ngải bún hòa trong một tô nước lèo trong vắt làm nên hương vị đặc trưng của Sóc Trăng.
Ảnh mymycat
9. BÁNH KHỌT VŨNG TÀU:

 - Chiếc bánh có hình dáng như bánh căn của người miền Trung, được làm từ bột gạo, có nhiều loại nhân và chỉ đổ với nhân tôm, bề mặt màu trắng tinh, điểm xuyết lên đó là màu đỏ gạch của tôm, màu xanh của hành thái nhỏ
Ảnh ST
10. LẪU MẮM CÀ MAU:

 - Mắm được nấu rã thịt, lọc kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẩu. Để cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả bằm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu. Để làm cho nước lẩu có vị béo, thơm và sánh, người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Đến U Minh đừng quên thưởng thức món lẩu mắm cực ngon này nhé!

Ảnh ST
11. BÁNH CANH - BẾN CÓ  TRÀ VINH

- Gắn liền với địa danh ấp Bến Có, Xã Nguyệt Hóa - Trà Vinh. Nổi tiếng trên 20 năm. 
Nguyên liệu làm nên bánh canh Bến Có gồm có thịt nạc, các bộ phận của lòng heo, bánh canh, và gia vị hành, tiêu, nước mắm.
 Muốn bánh canh ngon, thơm đặc trưng thì ngoài gia vị ra, gạo để làm nên sợi bánh là rất quan trọng. Gạo phải chọn loại lúa mùa, thường là lúa từ vụ năm (tháng năm) sẽ để sang vụ mười (tháng10) dùng làm bánh là ngon nhất. Nếu dùng gạo mới sợi bánh sẽ dẻo, dễ gãy, khó làm và ăn không dai
Ảnh ST
- Một số ảnh sưu tầm từ nguồn: Wikipedia, monngon.
Chia sẻ Google Plus