Văn hóa Tây Bắc
Nơi đây không chỉ kì vĩ với
núi non, phong cảnh hữu tình, nên thơ mà còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân
tộc anh em, tạo nên một vùng đất đa dân tộc và hết sức phong phú về bản sắc văn
hóa.
Vùng văn hóa Tây Bắc là
vùng văn hóa có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất của Việt Nam với
nhiều bản sắc riêng, đầy độc đáo.
1. Văn hóa nhà ở
Nhà sàn dân tộc Tây Bắc |
Nhà ở và quan hệ sinh hoạt trong không gian gia đình người Thái là đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật và kĩ thuật xây dựng, kiến thức nơi cư trú và thống gia phong của đồng bào các dân tộc trong vùng. Nhà sàn của người Thái Tây Bắc là một công trình kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.- Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, 2 đầu hồi – “tụp cống” khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa Pua tấu dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng.
- Nhà của người Thái cổ bao giờ cũng có 2 cầu thang: “tang chan” và “tang quản”. “Tang chan” ở cuối nhà, bên trái, dành cho phụ nữ lên xuống. “Chan” là phần nhà sàn được nối sài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em… thường ngồi chôi lúc nhàn rỗi, thêu thùa. Cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc ứng với 9 vía. Cầu thang dành riêng cho nam giới – “tang quản” ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía.
- Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa. Bếp lửa phía bên “tang quản” dành cho người già, bếp chính ở phía “tang chan” dành cho nữ giới và những công việc nội trợ. Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thang dành cho nam giới gọi là “quản”. Đây là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến khu vực này, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nơi đây còn có gian thờ tổ tiên và cột thiêng.
2. Văn hóa Ẩm thực.
Là cái nôi của các dân tộc
thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông …, Tây Bắc nổi tiếng với những món ăn
truyền thống đặc sắc. Không giống như người miền xuôi, người Tây Bắc thích thưởng
thức ẩm thực trong không gian cộng đồng tại các lễ hội, chợ phiên, đặc biệt là
vào ngày Tết.
Những người đã từng đi qua
Tây Bắc không những không thể quên được hình ảnh các cô gái Thái với những bộ
áo váy hết sức sặc sỡ đặc trưng Tây Bắc mà cũng không thể quên được những món
ăn mang nét đặc trưng riêng của dân tộc như: cơm lam, gà mọ, cá suối nướng úp,
nộm da trâu hay thịt trâu gác bếp v.v…
3. Sinh hoạt nghệ thuật trình diễn.
- Múa xòe đã trở thành biểu trưng văn hóa cụ thể, đậm đà bản sắc dân tộc Thái. Múa xòe là nét đẹp hồn nhiên mang tính truyền thống đối với nghệ thuật trình diễn của người Thái, là đặc sản nghệ thuật và trở thành biểu tượng văn hóa vùng Tây Bắc.
- Xòe có khoảng 36 điệu chia làm hai cấp độ xòe vòng và xòe điệu. Xòe vòng là hình thức múa tập thể dân dã và xòe điệu là hình thức múa mang tính chất biểu diễn, mà đặc điểm là phô diễn vẻ uyển chuyển, đầy sức gợi cảm của người con gái Thái. Nếu xòe vòng sôi nổi bao nhiêu, thì các bài xòe điệu lại tinh tế duyên dáng bấy nhiêu.
- Xòe vòng thường được tổ chức múa tập thể, mang tính cộng đồng cao, có thể múa xung quanh đống lửa sáng hoặc quanh chum rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai; trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng, thậm chí còn có cả tiếng khua “đuống” phụ họa theo. Xòe vòng nếu đông người tham gia có thể chia thành hai vòng, vòng trong và vòng ngoài xòe ngược chiều nhau, góp phần tạo nên sự sôi nổi, cuốn hút, mời gọi… Còn xòe điệu, theo thống kê thì có khoảng 32 điệu, quá trình biểu diễn thường do các cô thanh nữ trình diễn trong tiếng đàn tính tẩu của một hoặc hai chàng trai. Xòe điệu gồm những bài xòe hay như: Xòe hoa, xòe cúp (với nón), xòe khăn, xòe vi (với quạt)… Các động tác xòe điệu thường giàu chất nghệ thuật, nhẹ nhàng, tinh tế, thanh thoát, uyển chuyển và gợi cảm.
- Bên cạnh là khăn Piêu, túi thổ cẩm, nhạc cụ được chế tác bằng tre, bằng đồng hay bằng bạc như Pí pặp, khèn bè, đàn tính Tẩu Thái.
- Đối với người Mông, khi múa khèn không thể thiếu được loại nhạc cụ do chính họ làm ra, đó là khèn Mông. Với cây khèn độc đáo này, người chơi có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào. Khèn cũng là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy. Nghệ nhân múa khèn với những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn, vừa lăn mình trên đất tạo nên vũ đạo rất đẹp. Tiếng khèn dường như đã trở thành một phương thức để người Mông chuyển tải, thổ lộ những tâm tư nguyện vọng của mình,...
- Bắt nguồn từ phong tục, tập quán mà khèn Mông có rất nhiều chủ đề và bài bản. Với tiếng khèn vui, người Mông mời gọi bạn đi chơi xuân, gọi bạn xuống chợ, chúc nhau những điều may mắn,... còn khi buồn, tiếng khèn chậm và trầm, thường thổi trong đám ma để chia buồn cùng gia đình, để tiễn đưa người mất sang bên kia thế giới,… Tiếng khèn vui khiến người nghe có cảm giác hưng phấn, rạo rực, nhưng tiếng khèn buồn có thể khiến người nghe cảm thấy xúc động mạnh mẽ.
- Người Mông thường múa khèn khi có đám tang, đám giỗ hoặc trình diễn trong lễ hội. Hiện nay, múa khèn còn được dùng biểu diễn trong những dịp sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại địa phương.
Ngày 08/6/2015, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo
đó, Nghệ thuật Múa khèn của người Mông (thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn
dân gian) đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người Mường rộn ràng trong các điệu múa
bông và đâm đuống cùng những đêm âm vang tiếng cồng chiêng bên bếp lửa và có rượu
cần đợi sẵn … Ngoài ra, múa sạp là bản sắc văn hóa rõ nét trong mỗi kỳ giao lưu
sinh hoạt văn hóa.
4. Văn hóa lễ hội
- Lễ Cấp sắc (lập tịch) của người Dao giống như lễ thành đinh của các dân tộc nước ta và trên thế giới. Trong kho tàng văn hóa của người Dao Họ, lễ lập tịch đóng một vai trò quan trọng trong đời một con người, là nghi lễ đánh dấu cái mốc của một người bước từ tuổi thiếu niên lên tuổi trưởng thành, được cộng đồng công nhận, có vị trí trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng. Hơn thế nữa, đó còn là sự chấp nhận của thần linh cho chàng trai đó có đầy đủ mọi tiêu chuẩn của một thành viên chính thức của cộng đồng.
- Ngày hành lễ cấp sắc thường được tiến hành vào những tháng cuối năm. Trước khi hành lễ, người cấp sắc phải kiêng: nói tục, chửi bậy, quan hệ vợ chồng hay để ý đến phụ nữ... Thời gian tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn kéo dài từ 1 đến 2 ngày; cấp sắc 7 đèn kéo dài 3 đến 5 ngày với các nghi lễ chính trình diện và thụ đèn.
- Nghi lễ cấp sắc của người Dao có nhiều bậc. Bậc đầu tiên, họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã. Bậc 2 họ được cấp 7 đèn và 72 binh mã và bậc cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Ông thầy được chọn làm lễ phải cao tay, ngày tháng được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ quy định trong các bản sắc. Việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới, từ cha đến con, từ anh, đến em.
Một buổi cấp sắc có thể làm
cho một hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ. Người đàn ông có vợ thường
được chọn để cấp sắc trước.
Gia chủ phải làm cơm, rượu
cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc. Sau
đó, phải nuôi 2 con lợn đực và cái, chuẩn bị cho việc cúng bái. Ngoài ra, phải
chuẩn bị lợn, gà, rượu, gạo… để làm cỗ và vài trăm nghìn tiền mặt bồi dưỡng thầy.
- Thường một lễ cấp sắc 3 đèn thì cần 3 thầy, 7 đèn thì 7 thầy. Ông thầy cả gọi là "chí chẩu sai" hoặc "cô tàn sai", các thầy phụ gồm: dần chái, tình mình, pá tạn, tông tàn.
- Trong lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên. các thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự, sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn, nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ.
- Tiếp đó, tại lễ thụ đèn, người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thầy đốt đèn, đặt nến để làm lễ.
- Người thụ lễ được cấp đạo sắc với 10 điều cấm và 10 điều nguyện, tên âm của người thụ lễ cũng được ghi luôn trong đó để khi chết về được với tổ tiên.
- Điều quan trọng nhất trong các buổi lễ này là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và cha đẻ, sau đó quan sát và học một số điệu múa từ các thầy.
- Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh.
Ngoài ra Tây Bắc còn nổi tiếng
với các hội
- Hội Hoa ban, hội Xên bản,
Xên Mường (cầu mùa, cầu phúc), Hội Hạn Khuống (giao duyên), lễ hội cầu mưa của
người Thái.
- Hội Xéc bùa (cồng
chiêng), lễ cầu mát của người Mường
- Hội Mừng măng mọc, Cầu
mùa của các dân tộc La Hủ, Khơ Mú, Mảng
- Hội Pin Pang người Thái
trắng, lễ cúng bản người Cống, hội tung còn người Tày, hội đền Bản Phủ, lễ hội
kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
* Về bản sắc trong văn hóa
nghệ thuật
- Vùng văn hóa Tây Bắc là
quê hương của các truyện thơ dân gian (đa dạng về thể loại, phong phú trong
cách diễn xướng hoặc các lời cầu khấn, các bài văn vần truyền dạy đạo đức cho
con cái, các thần thoại, đồng dao, cổ tích…)
- Tây Bắc là quê hương của
các bản trường ca và những tập dân ca đồ sộ: Táy pú xớc (Dõi theo bước đường chinh
chiến của ông cha) kể về quá trình lịch sử của người Thái vào vùng đất này, Tẻ
tất tẻ nác (Đẻ đất đẻ nước) của người Mường, Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn người
yêu) của người Thái, Tiếng hát làm dâu của người Mông,…
* Về các trò chơi dân gian
Sự phong phú của các lễ hội
vùng Tây Bắc là minh chứng cho sự sinh tồn đa dạng của các trò chơi dân gian của
con người các dân tộc, từ ném còn, đánh đu, đánh mảng, đến hàng loạt trò chơi
khác vô cùng sinh động, thông minh, hấp dẫn ở các làng bản.
5. Một số nghề truyền thống
Sự thông minh, khéo tay của
người phụ nữ trong việc thêu thùa và thuần thục bên khung cửi (qua những bộ
trang phục, trang sức, các đồ gia dụng như chăn, màn, túi xách…).
Nổi bật là nghề dệt của người
Thái và người Mường (chiếc khăn Piêu, túi thổ cẩm) Cạp váy hoa văn Mường đã
thành đề tài nghiên cứu của nhà dân tộc học Từ Chi, trở thành công trình khoa học
có giá trị.
a) Làng nghề thổ cẩm của người Thái Tây Bắc
b) Nghề ghép vải, đệt vải lanh của người
H’Mông
c) Nghề làm giấy của người Mông